Download Print this page

Panasonic S-19PU1H5B Operating Instructions Manual page 29

Advertisement

Available languages
  • EN

Available languages

  • ENGLISH, page 1
3. Sửa chữa các thiết bị đã bị bịt kín
• Trong suốt quá trình sửa chữa các thiết bị đã
bị bịt kín, phải ngắt không cho các thiết bị này
tiếp xúc với nguồn điện trước khi tháo nắp bịt.
• Nếu buộc phải cấp điện cho thiết bị trong quá
trình bảo trì, thì phải đặt một thiết bị phát hiện
dò rỉ có khả năng hoạt động lâu dài tại vị trí
quan trọng nhất để cảnh báo tình huống nguy
hiểm tiềm ẩn.
• Phải đặc biệt chú ý tới điểm sau đây để đảm
bảo rằng trong quá trình xử lý các thiết bị điện
thì hộp an toàn không bị thay đổi gây ảnh
hưởng đến mức độ bảo vệ.
Đặc biệt chú ý tới những hư hại, hỏng hóc đối
với dây cáp, số đầu nối thừa, điểm đầu, các
điểm đầu cuối không phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật ban đầu, đầu bịt bị hỏng, vòng đệm
không vừa.
• Đảm bảo rằng toàn bộ thiết bị được lắp đặt
một cách an toàn.
• Đảm bảo rằng các đầu bịt hay vật liệu dùng
để bịt kín không bị hư hỏng, xuống cấp,
không đủ khả năng bảo vê khỏi môi trường
dễ cháy.
• Phụ tùng thay thế phải phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật của Nhà sản xuất.
LƯU Ý: Việc sử dụng vật liệu bịt kín bằng
silicon có thể làm mất tác dụng của một số loại
thiết bị phát hiện rò rỉ.
Không cần phải cách ly các bộ phận thực sự
an toàn trong quá trình làm việc với chúng.
4. Sửa chữa các bộ phận an toàn
• Không dùng tải cảm ứng hay điện dung lâu
cho hệ thống nếu không đảm bảo việc này sẽ
không vượt quá hiệu điện thế và cường độ
dòng điện cho phép trên thiết bị.
• Nhân viên bảo trì chỉ có thể làm việc với các
thiết bị thực sự an toàn trong khu vực môi
trường dễ cháy.
• Thiết bị kiểm tra phải có thông số định mức
chuẩn.
• Chỉ thay thế các bộ phận với các linh kiện do
Nhà sản xuất chỉ định. Các linh kiện không
được Nhà sản xuất chỉ định có thể khiến môi
chất làm lạnh bị bốc cháy trong môi trường
bị rò rỉ.
5. Lắp đặt dây dẫn
• Kiểm tra xem liệu dây dẫn có bị hao mòn, ăn
mòn, có phải chịu áp lực phụ, có bị rung, có
các mép sắc hay chịu các tác động khác nhau
của môi trường hay không.
• Việc kiểm tra cũng cần tính đến ảnh hưởng
của thời hạn đã sử dụng của thiết bị hay sự
rung liên tục từ các nguồn như máy nén khí
hay quạt.
6. Phát hiện môi chất dễ bắt cháy
• Trong bất kỳ trường hợp, không được sử
dụng các nguồn bắt lửa tiềm ẩn trong quá
trình tìm kiếm hay dò tìm chất làm lạnh rò rỉ.
• Không được sử dụng đuốc gồm halogen và
một nguyên tố khác (hoặc bất kỳ thiết bị dò
sử dụng ngọn lửa thường).
7. Các biện pháp phát hiện rò rỉ dưới đây
được chấp nhận cho tất cả các hệ thống
làm lạnh.
• Không được phép để xảy ra rò gỉ khi sử dụng
thiết bị phát hiện rò gỉ với độ nhạy 5 gram
một năm cho môi chất làm lạnh hay tốt hơn
là ở điều kiện áp suất thấp nhất là 0,25 lần
áp suất cho phép tối đa (>1,04 MPa, tối đa
4,15 MPa).
• Máy dò rò rỉ điện có thể được sử dụng để
phát hiện môi chất làm lạnh dễ cháy, nhưng
độ chính xác có thể không cao, hoặc cần phải
chia độ lại trước khi sử dụng.
(Thiết bị dò sẽ được kiểm tra kích thước trong
khu vực không chứa môi chất làm lạnh).
• Đảm bảo rằng thiết bị dò không tiềm ẩn
nguồn bắt lửa và phải phù hợp với môi chất
làm lạnh được sử dụng.
• Thiết bị phát hiện rò rỉ sẽ được cài đặt ở mức
LFL của môi chất làm lạnh và phải được xác
định kích thước cho phù hợp với dung tích
môi chất được sử dụng, đồng thời cần xác
nhận tỉ lệ khí ga phù hợp (tối đa là 25%).
• Chất phát hiện rò rỉ cũng cần phải phù hợp
với hầu hết các chất làm lạnh, ví dụ, các chất
tạo bọt và huỳnh quang. Cần tránh sử dụng
chất tẩy có chứa Clo vì có thể phản ứng với
các môi chất làm lạnh và ăn mòn các đường
ống bằng đồng.
• Nếu có nguy cơ xảy ra rò rỉ, phải loại bỏ/dập
tắt hoàn toàn mọi ngọn lửa có thể có.
• Nếu phát hiện môi chất bị rò rỉ và buộc phải
hàn cứng, thì mọi môi chất của hệ thống phải
được lấy ra khỏi hệ thống, hoặc bị tách ra
(thông qua các van đóng ngắt) trên một phần
của hệ thống từ xa so với vị trí rò rỉ. Cần phải
thực hiện các bước phòng ngừa ở Mục #8 để
rửa sạch môi chất làm lạnh.
29

Hide quick links:

Advertisement

loading